Trầm Hoạt đời Tống đã đưa ra ví dụ: Mười vạn đồng tiền vốn không trung chuyển được thì một trăm năm sau nó vẫn chỉ là mười vạn đồng, thậm chí là đống giấy vụn. Còn nếu kinh doanh thuận lợi, vốn trung chuyển nhanh thì từ mười vạn đồng ấy sẽ trở thành hàng trăm vạn đồng.
1. Đẽo hồng khắc bích, níu kéo khách hàng
“Yến kinh tạp chí” ghi chép: Các cửa hàng treo biển quảng cáo, buổi tối nhà nhà thắp đèn kết hoa rực rỡ khiến cho đường phố sáng trưng như ban ngày. Có cửa hàng treo tranh vẽ tên sản phẩm, văn phong nho nhã, làm thăng hoa vị trí sản phẩm của cửa hàng và nâng cao tỷ lệ khách hàng quay trở lại. Còn có những cửa hàng như quán trà, quán rượu, quán cơm lại sắp xếp nhóm nhạc cụ diễn tấu hoặc bình văn thơ để tạo hứng khởi cho khách hàng.
Một quán ăn Hàng Châu đời Tống, chỉ cần khách hàng ngồi xuống ghế, tiểu nhị lập tức ra hỏi khách cần gì rồi phục vụ khách rất nhiệt tình, không dám sai sót. Người kinh doanh hiểu rõ giá trị sang trọng phản ánh thực lực của cửa hàng, vậy là họ trang hoàng cửa hàng thật lộng lẫy, chạm trổ cột, khắc hoa, thêm màu khoe sắc để nghênh đón quan lại, quý phu nhân có tâm lý ưa thích danh tiếng, sang trọng.
Khách vừa vào đến cửa được đón tiếp bởi nụ cười tươi của chủ nhà, mua hàng xong lại được đưa tiễn ra tận bên ngoài, thậm chí còn xách hộ hàng về đến tận nhà cho khách. Cách thể hiện coi khách như thượng đế đã làm tăng vẻ nho nhã, cao quý cho cửa hàng khiến cho khách hàng rất hài lòng, lần sau lại muốn đến nữa.
2. Lấy nghĩa làm lợi, trọng nghĩa hơn tài
Thời nhà Thanh có một thương nhân tên là Thư Tuân Cương, giỏi tính toán, ưa quyền hành, thích đọc “Tứ thư”, “Ngũ kinh”, và hay vận dụng nghĩa lý trong sách vào kinh doanh. Ông ta từng nói:
“Tiền, tuyền dã” (tiền như dòng suối mà thôi). Ông ta còn nói: “Đối với con người sinh tài có cách của nó, lấy nghĩa làm lợi, không nên lấy lợi làm lợi. Đất nước đã như vậy, huống hồ thân gia.”
Thương gia đất Huy Châu là Lý Đại Hạo luôn dạy con cái của mình rằng: “Tiển bạc nhờ đạo đức mà có, cái lợi làm tổn cái nghĩa, phải lấy đó mà tự răn mình. Giàu có mà bất nghĩa thì cùng chi là phù vân”.
Tử viết: Quân tử yêu tài là cách đúng đắn, lấy nghĩa đoạt lợi, đức tài hưng phát. Bỏ nghĩa đoạt lợi, mất nghĩa mà cũng chẳng được lợi. Đấy là lời khuyên dành cho những nhà kinh doanh. Những ai tích thiện, ắt sẽ dư thừa, những ai không tích thiện ắt sẽ bị phá. Nếu một nhà kinh doanh giỏi có trí tuệ muốn làm ăn lâu dài chắc chắn sẽ không dùng thủ đoạn độc ác, bỉ ổi để giành lợi. Dùng bất cứ thủ đoạn tàn ác nào để buôn bán làm ăn cuối cùng cũng sẽ mất đi lợi nhuận và bị người đời khinh ghét.
3. Tay dài múa khéo, tiền nhiều khéo buôn
Bỉ Nhan viết: “Trường tụ thiện vũ, đa tiền thiện cổ”. Ở đây nhấn mạnh đến chữ thiện. Tiền vốn không nhiều thì phải giỏi sử dụng, mục đích sử dụng để tạo nên lợi nhuận. Vốn và hàng hóa cùng lưu thông thì lợi nhuận sẽ cuồn cuộn đổ về. Phải làm đúng trách nhiệm về hàng hóa: cất giữ đóng gói cẩn thận, hàng nào hỏng không được giữ lại mà phải hủy đi, làm cho nguồn vốn quay vòng nhanh, không được trì trệ. Tiển hàng giống như nước chảy, tiền vốn và hàng hóa có lưu thông, buôn bán mới phát đạt.
Trầm Hoạt đời Tống đã đưa ra ví dụ: Mười vạn đồng tiền vốn không trung chuyển được thì một trăm năm sau nó vẫn chỉ là mười vạn đồng, thậm chí là đống giấy vụn. Còn nếu kinh doanh thuận lợi, vốn trung chuyển nhanh thì từ mười vạn đồng ấy sẽ trở thành hàng trăm vạn đồng.
4. Kỳ kế thắng binh, kỳ mưu sinh tài
Binh gia thường nói: “Tướng binh nhiều nhưng không có người giỏi thì chẳng thể tranh đấu với người. Người tham chiến phải tinh nhuệ mới giành được thắng lợi.” Tư Mã Thiên đã viết trong “Sử ký” rằng: “Trị sinh chi chính đạo dã, nhi phú giả tất dụng kỳ thắng.” (Chính trị đi theo đường chính đạo, người giàu có tất dùng điều kỳ lạ để thắng).
Trong sách còn liệt kê ra những thương nhân như Ung Bá bán quẩy, Trùng Thị bán thịt… Họ đều là những người nắm giữ một bí quyết kinh doanh những mặt hàng kỳ lạ mà giàu có nhanh chóng. Trương Tiểu Tuyển người đời sau mờ cửa hàng bán dao kéo cũng vậy.
Một thương nhân tên Tào Thị người huyện Thái Cốc – Sơn Tây đời Thanh cỏ một lần trông thấy thân cây cao lương mọc rất cao, bông to, trông vô cùng trĩu nặng. Ông thấy đây có điểu gì bất thường liền ngắt mấy cành xem thử, phát hiện ra trong thân cây có sâu hại. Thế là ông ta vội vàng sắp xếp thu mua một lượng lớn lương thực ngay. Khi ấy mọi người đều hy vọng được mùa bội thu nên bán ra lượng lớn cao lương dự trữ trong kho. Kết quả cây cao lương khi gần chín phần lớn bị sâu bọ cắn chết, cao lương mất mùa còn Tào Thị lại có kế hay nên trúng lớn.
5. Trong an nghĩ tới nguy
“Kinh thư” viết: Trong an nghĩ tới nguy, nghĩ xong phải chuẩn bị, có chuẩn bị sẽ không gặp khó khăn. “Hán thư” có nói rằng: Thiên hạ tuy bình an nhưng không quên nguy cơ chiến tranh. Cuối đời Tần có vị thương nhân tên là Nhâm Thị rất tiết kiệm, ông còn yêu cầu người nhà không được uống rượu, ăn thịt.
Trong đoạn ghi chép của người xưa về đạo lý kinh doanh có viết: Làm ăn buôn bán cần phải cần cù, nhanh chóng, không lười nhác ỷ lại, nếu lười nhác thì mọi việc đều trở thành vô ích. Dùng điều độ để tiết kiệm, tránh xa xỉ, nếu xa xỉ tiền tài tất sẽ cạn. Từ đó có thể thấy, người kinh doanh trong an phải nghĩ tới nguy, cần kiệm được chú trọng. Đang được bình an nhưng không quên khó khăn. Thiếu một chút an lạc là nhiều thêm một phần lo lắng.
6. Chọn người giao việc, thành thật cư xử với người
Tôn Tử nói: “Dùng lợi để bảo người, sai người làm việc, giúp đỡ ở bên ngoài. Công việc phải có lợi thì mới bắt người ta theo. Kẻ muốn kiếm tiền ắt phải tìm việc, làm việc hết mình, không chịu nợ người. Như vậy mới tìm được người làm việc cho mình”. Thời Xuân Thu chiến quốc có một vị thương nhân nước Tề tên là Đao Nhàn. Mọi thương nhân khi ấy thường không muốn thuê người có đầu óc nhanh nhẹn làm việc, duy chỉ có mỗi Đao Nhàn là chuyên thuê loại người này đồng thời ông ta trả công rất hậu hĩnh và vô cùng tín nhiệm, dám cả gan để cho họ tự do làm việc. Những nhân công này đã cố gắng làm việc và thể hiện rất xuất sắc.
Ở Tô Châu đời Minh có một cửa hàng tạp hóa tên là Tôn Xuân Dương, người ta chia làm các phòng như phòng bán đồ miền Nam, miền Bắc, phòng bán đồ biển, phòng bán tương, phòng bán nến… người bán hàng chỉ cần lấy một tấm phiếu một tấm phiếu ở quầy rồi tự đo đi các phòng phát hàng, còn người tổng quản chỉ quan sát và chỉ huy bao quát. Một ngày tổng kết nhỏ, cuối năm tổng kết lớn. Cửa hàng làm ăn cực kỳ phát đạt, trong khoảng thời gian hơn 200 năm, từ đời Minh đến đời Thanh Càn Long con cháu của cửa hàng này vẫn chưa ăn hết lãi.
Bí quyết thành công của cửa hàng này nằm ở chỗ tin tưởng dùng người, thành thật đối đãi người và quy định thưởng phạt nghiêm minh. Thương nhân Hồ Vinh Mệnh đời Thanh Đạo Quang kinh doanh ở Giang Tô hơn 50 năm, ông đối xử với người làm rất tốt, thành tâm thành ý với người ta, không ai có thể chê trách, tiếng thơm vang danh bốn bể. Cuối đời ông gác kiếm trở về quê hương, có người còn dùng hàng vạn lượng vàng để mua danh tiếng của ông, nhưng ông từ chối, nói rằng: “Tôi thành thật tin tưởng người không phải để mua bán!”. Điểu đó cũng chứng tỏ thành thật, tin tưởng là đạo đức truyền thống tốt đẹp trong kinh doanh của người Trung Quốc.